Khi xin việc, yêu cầu cần có là kiến thức về doanh nghiệp, công việc sẽ ứng tuyển và hơn hết là sự chuyên nghiệp trong tác phong, cách trả lời phỏng vấn để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có được kinh nghiệm phỏng vấn và biết được những chuẩn bị cần có trước buổi phỏng vấn nhé!
1. Tìm hiểu về công ty
Bạn không nên bỏ qua các thông tin về công ty mà mình xin tuyển dụng, đặc biệt là các sự kiện, giải thưởng quan trọng của doanh nghiệp đó. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các kênh truyền thông, trang web chính của công ty để nắm rõ các thông tin về bộ máy điều hành, những người trong ban lãnh đạo, văn hóa trong công ty cũng như lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh.
Biết được nhiều thông tin, bạn có thể chuẩn bị tốt cho phần phỏng vấn của mình và trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng.
2. Tìm hiểu về công việc
Không chỉ nghiên cứu về công ty, bạn cần tìm hiểu kỹ về vai trò, trách nhiệm của công việc mà bạn sắp tuyển dụng. Thông qua tìm hiểu, bạn sẽ biết được những kỹ năng và kiến thức cần có để hoàn thành công việc tốt hơn. Ngoài ra, khi hiểu về công việc bạn sẽ dễ dàng đặt câu hỏi về mức lương, phúc lợi bạn sẽ được nhận đối với nhà tuyển dụng.
3. Chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời
Khi phỏng vấn, chắc hẳn sẽ luôn có những câu hỏi về bản thân, bạn cần chuẩn bị trước những thông tin như: Ưu – nhược điểm bản thân, những thành tựu nhận được, mục tiêu công việc trong tương lai,…
Có thể đây là những thông tin có trong CV nhưng sẽ không thừa thãi khi bạn ghi nhớ chúng trong đầu. Đừng tỏ ra mình đang học thuộc, hãy thể hiện đó là những gì mình có để khiến cho nhà tuyển dụng có thể tin tưởng giao công việc đó cho bạn.
Bạn vẫn có thể chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để đối phương thấy được thành ý bạn muốn tìm hiểu về công ty cũng như công việc này. Hãy đặt từ 2 – 4 câu hỏi xoay quanh các vấn đề công việc, mục tiêu công ty,…
Khi đặt câu hỏi, bạn nên từ tốn và truyền tải đúng nội dung để nhà tuyển dụng không cảm thấy như bị “tấn công’ khi được hỏi.
4. Sẵn sàng cho những câu hỏi khó
Sẽ không có gì bất ngờ khi gặp các câu hỏi về điểm yếu của bạn, hay những câu giả định như bạn sẽ làm thế nào khi là người A, giải quyết tình huống ra sao khi mắc lỗi,… Không nên tỏ ra bối rối, sợ hãi; đây chỉ đơn giản là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn xem khả năng tư duy phản biện, cách xử lý tình huống của bạn mà thôi.
Đây được xem là cơ hội để bạn thể hiện cá tính, sự nhạy bén của chính bạn cho nhà tuyển dụng thấy được sự linh hoạt và thú vị trong cách trả lời của bạn. Sẵn sàng trả lời những câu hỏi khó cũng như việc bạn đang đối mặt với thử thách. Thay vì nghĩ đó là thử thách, bạn nên biến nó thành trải nghiệm để có thể làm giảm áp lực cho bản thân.
5. Ăn mặc phù hợp
Ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với bạn chính là tác phong, cách ăn mặc khi đi phỏng vấn của bạn. Vì vậy, hãy lựa chọn cho bản thân một bộ quần áo chỉn chu, gọn gàng, trông chuyên nghiệp nhưng vẫn giữ được sự đơn giản.
Bạn cũng có thể linh hoạt thay đổi phong cách ăn mặc phù hợp với văn hóa của công ty nhưng phải đảm bảo rằng tránh màu sắc sặc sỡ, hạn chế các phụ kiện không cần thiết, kiểm tra các vết bẩn và nếp nhăn trên trang phục,… Một bộ quần áo gọn gàng cũng góp phần khiến bạn tự tin hơn trước mặt nhà tuyển dụng đấy!
6. Mang theo tất cả các tài liệu cần thiết
Bạn nên mang theo các tài liệu cần thiết cho việc phỏng vấn như CV, thư xin việc, chứng chỉ hoặc bằng cấp có liên quan. Kể cả khi trước đó bạn đã gửi CV cho công ty thì vẫn nên đem đến bản sao. Nếu có hơn 2 người phỏng vấn, khi đó bạn vẫn có thể cung cấp đủ tài liệu ngay cho nhà tuyển dụng.
7. Thực hành nhuần nhuyễn
Việc luyện tập phỏng vấn trước sẽ không dư thừa đâu, nó còn giúp bạn tự tin và bớt căng thẳng hơn khi đối mặt với thực tế. Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè vào vai nhà tuyển hay thậm chí là luyện tập trước gương.Điều này sẽ giúp bạn có thể chú ý và tránh những hiểu hiện, hành động không đáng có trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, còn giúp bạn cải thiện việc trả lời đúng trọng tâm và dễ hiểu hơn cho người phỏng vấn.
Bạn vừa tham khảo qua 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 1) giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt hơn. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé! Chúc bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chuyên Viên Pháp Chế – Mảng Trung Gian Thanh Toán – Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE (DNSE)
Nhân Viên Hành Chính Kế Toán – CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG DTNEWS
Hà Nội – Kế toán trưởng – CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHBFinance)
Kỹ sư Giám sát cơ điện – Công ty TNHH tư vấn công trình xây dựng KCIS
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng Pháp Luật
Giấy xác nhận lương là gì? Mẫu đơn đầy đủ chuẩn nhất
Đơn xin nghỉ việc là gì? Tải về mẫu đơn ngắn gọn file word
Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Cập nhật mới nhất 2024